Văn phòng phẩm là một trong những loại mặt hàng tiêu dùng có thể bán quanh năm. Từ học sinh - sinh viên, giáo viên đến các văn phòng, công ty đều có nhu cầu sử dụng văn phòng phẩm. Do đó, việc buôn bán của cửa hàng văn phòng phẩm sẽ không chỉ phát triển trong mùa tựu trường. Kinh nghiệm mở quán văn phòng phẩm cho rằng, trước khi bắt đầu hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh văn phòng phẩm của mình, bạn cần quan tâm đến các vấn đề sau đây:
Và tất nhiên, bạn cân nhắc tất cả các vấn đề trên dựa trên nguồn vốn sẵn có. Quy mô của cửa hàng văn phòng phẩm nhỏ không cần đầu tư quá nhiều, nhưng bạn vẫn phải chi cho mặt bằng, nhập hàng và đăng ký kinh doanh, thậm chí là thuê thêm người bán hàng. Dưới đây là một số kinh nghiệm mở cửa hàng sách văn phòng phẩm thu hút khách hàng mà bạn cần quan tâm trước khi bắt đầu hiện thực kế hoạch kinh doanh của mình.
Để bắt đầu một ý tưởng kinh doanh văn phòng phẩm thành công, bạn cần dành thời gian lập kế hoạch một cách cẩn thận. Kế hoạch sẽ bao gồm tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh của bạn: xác định thị trường kinh doanh, phân tích đối thủ cạnh tranh, tìm kiếm nguồn hàng, tiếp thị, dòng tiền,... Thông qua bản kế hoạch kinh doanh văn phòng phẩm hoàn chỉnh, bạn sẽ nắm được tổng quan các vấn đề và tập trung nỗ lực của mình để vận hành cửa hàng và tồn tại trong giai đoạn đầu khởi nghiệp.
Kinh nghiệm mở cửa hàng văn phòng phẩm: Trước khi bạn mở một cửa hàng văn phòng phẩm bất kỳ, điều cần thiết là phải xem đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp xung quanh vị trí, khu vực muốn kinh doanh. Hãy đến trực tiếp cửa hàng kinh doanh của đối thủ, quan sát các chủng loại sản phẩm văn phòng phẩm mà họ kinh doanh, cách thiết kế, trang trí cửa hàng, giá bán,.. , và xem mình có thể rút kinh nghiệm và làm tốt hơn đối thủ ở những mặt nào.
Kinh nghiệm mở shop văn phòng phẩm chỉ ra rằng, trước khi mở cửa hàng văn phòng phẩm, bạn cần tìm địa điểm kinh doanh phù hợp. Mặt bằng cửa hàng phải rộng rãi, vì ngoài quầy thu ngân, các kệ hàng hoá, bạn cần có không gian nhỏ dùng để làm kho và nơi nghỉ ngơi trong ngày làm việc (dành cho bạn hoặc nhân viên).
Khu vực tốt nhất để mở cửa hàng văn phòng phẩm là gần trường học, bên dưới các toà nhà văn phòng, trong trung tâm thương mại hoặc siêu thị. Lựa chọn đúng địa điểm sẽ giúp tiệm của bạn có một lượng khách hàng ổn định, trung thành. Trong trường hợp đã sở hữu mặt bằng kinh doanh gần trường học nhưng muốn cân nhắc thêm các phương án, ý tưởng đầu tư sinh lời khác, bạn có thể tham khảo bài viết ý tưởng kinh doanh gần trường học lợi nhuận cao của Codon.vn.
Khi bạn mở một cửa hàng văn phòng phẩm, bạn cần phải quyết định những gì bạn sẽ bán. Tất nhiên, không thể bao gồm tất cả các nhóm hàng hóa. Quy mô của cửa hàng phụ thuộc vào số vốn bạn có và vị trí kinh doanh.
Ví dụ: Nếu cửa hàng được đặt gần các trường học, trung tâm đào tạo, bạn nên bán các sản phẩm có giá rẻ hoặc trung bình, mẫu mã đa dạng nhưng dễ thương, phù hợp với tuổi của khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó, nếu cửa hàng văn phòng phẩm của bạn ở gần các tòa nhà văn phòng, bạn nên bán những gì có chất lượng đảm bảo, nghiêm túc hơn, thậm chí là một số sản phẩm nhập khẩu với chức năng rõ ràng: bút ký tên, bút đánh dấu, v.v. Họ có khả năng chi trả nhiều hơn, và muốn những sản phẩm chắc chắn, bền đẹp và chuyên nghiệp.
Kinh nghiệm mở cửa hàng văn phòng phẩm, xác định chi phí kinh doanh: Ngân sách khởi nghiệp kinh doanh văn phòng phẩm thường bao gồm chi phí thuê mặt bằng, chi phí thuê nhân viên, phí thiết kế, trang trí cửa hàng,... Sau khi lập kế hoạch kinh doanh, bạn cũng cần lập một kế hoạch phân bổ nguồn vốn đầu tư hợp lý, một bản kế hoạch tiếp thị hiệu quả sau khi phân tích thị trường. Việc này sẽ giúp bạn tiếp cận các khoản vay vốn kinh doanh từ ngân hàng với lãi suất thấp hoặc kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư mạo hiểm.
Cho dù bạn chỉ muốn mở một cửa hàng văn phòng phẩm nhỏ, thì trên thực tế, cửa hàng của bạn cũng sẽ bán rất nhiều đồ: từ bút, vở, giấy kiểm tra, đến đèn học, thiệp sinh nhật, móc khoá, v.v. Sự đa dạng về chủng loại, nhiều mẫu mã cũng là một trong những kinh nghiệm mở cửa hàng bán văn phòng phẩm thành công, được rất nhiều chủ cửa hàng, cá nhân, đại lý bán buôn đồ văn phòng phẩm áp dụng. Như đã nói ở trên, tuỳ vào vị trí cửa hàng và đối tượng khách hàng mục tiêu bạn hướng đến, bạn có thể tập trung vào các loại sản phẩm khác nhau. Dù vậy, về cơ bản, cách lựa chọn các mặt hàng văn phòng phẩm kinh doanh cần đảm bảo các yếu tố sau:
Kinh nghiệm mở quán văn phòng phẩm, lựa chọn danh mục hàng hóa kinh doanh: Điểm quan trọng nhất mà bạn cần ghi nhớ khi bắt đầu kinh doanh là lập danh sách các chủng loại sản phẩm muốn kinh doanh và tổ chức kinh doanh hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hết sức chú ý đến tính thời điểm của việc kinh doanh văn phòng phẩm (thường bán chạy vào thời điểm nhập học của sinh viên, học sinh) và trang bị cho mình kỹ năng kiểm tra, quản lý hàng tồn kho và đàm phán với nhà cung cấp để nhận được giá mua sản phẩm với giá tốt nhất. Làm tốt các việc trên, bạn có thể nhanh chóng dành thị phần và cạnh tranh với đối thủ.
Với hầu hết các loại cửa hàng, việc sắp xếp hàng hoá và trang trí đều quan trọng, nhưng với cửa hàng văn phòng phẩm, bạn thậm chí còn cần chú ý nhiều hơn. Sắp xếp thông minh có thể giúp bạn bán được nhiều hơn. Ở cửa hàng văn phòng phẩm, có rất nhiều vật dụng khác nhau với màu sắc và kích thước khác nhau. Nhìn chung, hiệu quả nhất là chia theo từng loại, dựa trên chức năng. Lúc này, khách hàng sẽ thoả sức lựa chọn. Ngoài ra, ánh sáng trong cửa hàng văn phòng phẩm cũng nên là ánh sáng trắng, để mọi sản phẩm đều rõ ràng và "lung linh" hơn.
Thật khó để tưởng tượng cuộc sống của hầu hết mọi người sẽ ra sao nếu thiếu văn phòng phẩm. Không chỉ đáp ứng nhu cầu của học sinh và sinh viên, đồ dùng văn phòng cần thiết cho các nhóm và phân khúc thị trường khác nhau. Để thu hút người mua và mở rộng kinh ghdoanh, bạn phải tập trung nhiều vào các hoạt động tiếp thị.
Trên thực tế, marketing cho cửa hàng văn phòng phẩm không đơn giản là quảng cáo. Bạn có thể tập trung vào việc xây dựng các dịch vụ bổ sung, chẳng hạn như giao hàng đến văn phòng, hoặc bán thêm những đồ lưu niệm dễ thương, kèm theo gói quà miễn phí. Khi xem xét các dịch vụ bổ sung, bạn cũng cần tính toán dựa trên điều kiện thực tế, ví dụ như bạn có người vận chuyển không? Bạn có đủ khéo léo để gói, bọc văn phòng phẩm làm quà tặng hay không?
Kinh nghiệm mở cửa hàng văn phòng phẩm kinh doanh thành công: Bên cạnh việc mở cửa văn phòng phẩm vật lý, xu thế hiện nay là bán hàng trực tuyến. Bạn hãy xem xét kết hợp cả bán tại cửa hàng và bán trên mạng. Các MXH như Facebook, Zalo cùng kênh thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sendo,..., sẽ là một gợi ý tuyệt vời cho bạn.
Thực tế chứng minh, bán văn phòng phẩm là một trong số những loại hình kinh doanh vô cùng phù hợp với bán online. Tất cả những gì bạn cần làm là chụp ảnh sản phẩm, chỉnh sửa thật đẹp và đăng lên Facebook. Dĩ nhiên, bạn cần đầu tư thêm vào quảng cáo, viết nội dung hay và tổ chức các chương trình khuyến mãi, tặng quà lớn. (Nếu chưa có kinh nghiệm viết quảng cáo bán hàng Facebook hay, thu hút khách hàng, bạn có thể tìm được nhiều thủ thuật, công thức viết bài ở bài viết chia sẻ mẹo viết nội dung cho fanpage bán hàng của Codon.vn)
Để thúc đẩy bán trực tuyến, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ quản lý bán hàng hiệu quả như Batos để tự động trả lời comment của khách, báo giá tự động, mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng và quản lý đơn hàng. Mặc dù thực tế là mở cửa hàng văn phòng phẩm không cần quá nhiều vốn, nhưng ý tưởng này vẫn có thể tạo nguồn thu nhập ổn định cho bạn. Hãy vận dụng những kinh nghiệm mở cửa hàng bán văn phòng phẩm trong bài viết này và bắt tay vào việc xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh văn phòng phẩm tốt nhất cho mình. Chúc các bạn thành công.
+84839238181